Ở nước Trung Hoa có nhiều Khoa Thuật Số để đoán số mệnh, như Tử Vi Đẩu Số, Tử Bình Thuật Số, Thiết Bản Thần Số, Lan Đài Diệu Tuyến, Tinh Tôn Quả Lão… Khoa Thuật Số Tử Bình thịnh hành ở Đài Loan và Hồng Kông, họ thường lấy Khoa này để đoán số cho người, nhưng ở nước ta chưa được phổ biến, ít có người nghiên cứu.

Thuật số này lấy Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh của người, lập thành bát tự, như như 1 công thức cụ thể, chia thành cách cục, lập Lục Thần, tìm Dụng Thần, coi vận hạn, cầu đáp số cho đúng hay không. Tuy có nhiều dư luận, chân lý, nhưng cũng không ra khỏi ngũ hành, tuy rất giản dị nhưng cũng rất sâu xa. Trắc lượng Hạn số linh động, phối hợp nhân sự cũng đúng. So sánh với Khoa Tử Vi, khoa này đều có chỗ hay, Tử Vi tinh xảo có nhiều chi tiết, nhưng tìm đáp số có nhiều khi đúng khi sai. Tử Bình giản dị, thiếu phần chi tiết, nhưng tìm đáp số ít khi sai. Cho nên đã nghiên cứu qua Khoa Tử Vi mà không tìm hiểu thêm khoa Tử Bình là một điều hơi thiếu sót vậy.

Ông Từ Cư Dịch, tự là Tử Bình, người Đông Hải biệt hiệu là Sa Địch Tiên Sinh, có khi tự xưng là Bồng Lai Tẩu, ẩn tại Đường Phong Động, núi Thái Huê, đời Đường. Ông là vị phát dương Khoa Thuật Số Tử Bình, cách đoán lấy năm, tháng, ngày, giờ của người, đàm luận Lộc Mạng, đoán rất đúng, thiên hạ đều khen. Tra khảo nguyên thuật số này do Ông Lạc Lộc Tử đời Hán phát minh, có bài phú là Tiêu Tức phú, giảng giải khoa thuật số này, nhưng chưa được tường tận cho lắm.

Cho đến đời Đường, có Ông Lý Hư Trung nghiên cứu bài phú này, sáng tạo và biến cải thêm. Vì trước kia Ông Lạc Lộc Tử coi số này lấy năm sinh làm mệnh chủ. Đến ông Lý Hư Trung lấy ngày sinh làm mệnh chủ, khoa Thuật số này biến chuyển dần dần. Có 1 ngày, ông Lý Hư Trung tình cờ gặp 1 ông hòa thượng Phật Hiệu là Nhứt Hành, truyền thụ cho ông Lý Hư Trung quyển Thuật Số tên là Đồng Bạt, đoán số rất đúng, kiết hung thường ứng nghiệm. Ông Lý Hư Trung lấy 2 quyển sách này dung hòa và phát minh ra 1 bài phú tên là Nguyên Lý phú. Diễn giải ngũ hành tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc thật là đầy đủ.

Rồi sau có ông Ma Y Đạo, chuyên về thuật Tướng. Ông Trần Hy Di chuyên về khoa Tử Vi Đẩu Số, cũng phải chiếu theo nguyên lý của quyển Hà Đồ Lạc Số diễn biến mô tả. Ông Từ Tử Bình nghiên cứu thuật số của Ông Lý Hư Trung, thêm bớt và phát minh Lục Thần Cách Cục và lấy Dụng Thần thành một học thuật chuyên môn và tỉ mỉ. Sau này ông Từ Tử Bình mất, học thuật này lưu truyền cho đến đời Tống, có ông Hư Trung Tử, càng thêm bớt khoa thuật số này, đoán số mệnh cho những bậc quyền quý, đúng trăm phần trăm, nên danh tiếng lẫy lừng tứ phương, được thiên hạ mến trọng. Đồng thời có hòa thượng pháp hiệu Đạo Hồng được ông Hư Trung Tử truyền cho thuật số này và đi truyền bá khắp Giang Nam thịnh hành ở tỉnh Triết Giang, vì không biết nguyên lưu của khoa này nhưng chỉ biết là do ông Từ Tử Bình truyền bá, nên định danh là thuật số Tử Bình.

Từ lúc bấy giờ, lướt qua đời Nguyên cho đến đời Minh có ông tiến sĩ Vạn Dục Dân chép thành 1 bộ sách rất quý giá tên là Tam Mệnh Thông Hội, lấy tất cả những phần nạp âm, Thần Sát. Lại thâu thập tất cả những bài phú như: Ngọc Tỉnh Ảo Quyết, Khí Tượng Phiên, Lục Thần Phiên Tiểu Tức phú, Lạc Tộc Tử phú, Nguyên Lý phú, Trần Bửu phú, Kim Thanh Ngọc Chấn phú, Ngươn Cơ phú, Kim Ngọc phú, Kế Thiện phiên, Tạo Vi luận, Ngươn Diệu luận, Kinh Thần luận, Tứ Ngôn Độc Bộ … Tất cả những Quý bài báo trên, được tiền nhân diễn thuật và tập trung vào quyển sách này. Cho đến đời Thanh, các Sĩ phu càng nghiên cứu thêm, nên càng phát dương mạnh, làm cho học thuật này càng được phổ biến và tiến bộ. Cho đến đời nay, khảo thuật số này từ ông Lạc Lộc Tử, đến ông Từ Đại Tháng, hòa thượng Đạo Hồng, ông Từ Tử Bình, không phải 1 ngày 1 đêm mà thành hình được, phải bước qua bao nhiêu kinh nghiệm và khổ tâm sáng tạo mới phát huy vô cùng tận được, nên mới thành một khoa thuật số có hệ thống có quy củ. Nhưng chẳng may là khoa thuật số này khi đến đời Thanh được chia làm 2 ngã. Một là nho phái, một là giang hồ phái. Nho phái chuyên về lý luận nhưng thiếu kinh nghiệm. Giang hồ phái chuyên về kinh nghiệm để mưu sinh kế mà thiếu phần lý luận. Cả hai đều có phần khuyết điểm, tranh tụng liên miên, lại những tiệm sách ở Thượng Hải cũng in ra những sách giả, thêm bớt làm cho lúng túng, nên những người sơ học vô sở thích tùng, thấy không ứng nghiệm mà mất phần tin tưởng, ấy thật là tội ác vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *