Tất cả vạn vật đều nằm trong quy luật vô thường. Sự vô thường là một thực tế không thể phủ nhận và không thể tránh được. Phật giáo tuyên bố rằng, có năm quá trình mà con người không thể kiểm soát và không ai có thể thay đổi. Năm quá trình này là: già đi, bệnh tật, chết, phân hủy và mất đi. Trên thế giới này không có gì được cố định và vĩnh cửu, mọi thứ đều có thể thay đổi, sự suy tàn là điều có sẵn trong tất cả mọi thứ. Trong thời gian tồn tại của mình, chúng ta không thể trốn thoát khỏi vô thường và nên chấp nhận nó. Thực tế cuộc sống cho thấy mọi người chỉ thịnh vượng, bình an được 1 thời gian. Sau đó, nếu không biết thì hoàn cảnh sẽ bó lại. Vinh đó mà đã nhục ngay, có đó mà đã mất ngay, cơ đồ sừng sững bỗng hóa tay không. Tuy không thoát khỏi được quy luật vô thường nhưng chúng ta có thể học cách đối phó với nó.

Đa phần mọi người đều có nghe nói về Phong thủy và Phật pháp nhưng chưa được nghiệm chứng thực tế nên chưa nhận ra được sự chi phối sâu xa cùng tầm quan trọng của nó. Nhiều người nhầm tưởng Phong thủy là yếu tố tâm linh. Nhưng trong Lý học phương Đông, Phong thủy được xem là một môn khoa học. Trong bài viết này, chúng tôi mạo muội bàn về ảnh hưởng của thuyết Âm Dương mà thôi. Lý thuyết Âm Dương là nền tảng, là cơ sở cho nhiều môn học thuật cổ và người xưa đã ứng dụng rất thành công trong nhiều lĩnh vực như thiên văn lịch pháp, tính toán tiết khí trong năm, vận khí thời tiết, ứng dụng trong Y học (Châm cứu, thuốc chữa bệnh từ cây cỏ, thuật số tử vi, phong thủy, tứ trụ. Nhiều người sẽ hoài nghi rằng phong thủy có tác dụng hay không và mức độ tới đâu? Lý luận cơ bản của phong thủy là khí, tìm nơi có Sinh khí mà cư trú. Sinh khí là gì? Trong cuốn Táng kinh nổi tiếng của Quách phác có nói: Sinh khí là khí của nhất nguyên vận thể lưu hành (vận hành), ở trời thì vòng quanh lục hư (sáu cõi trên dưới Đông Tây Nam Bắc), ở đất thì phát sinh vạn vật, trời không có đó thì khí không có gì để trợ, đất không có đó tức hình không có gì để nâng cho nên Vũ trụ mênh mông, suốt thông mọi vật không nơi nào mà không có, không lúc nào mà không vận hành. Vậy là đủ thấy Âm Dương, Càn Khôn lớn tới mức nào. Như lời Thầy dạy chúng tôi: “Nếu gia chủ không tu tâm tích đức, lại không biết Phong thủy địa lý thì con cháu sau 3 đời dễ tuyệt tự.”.

Phong thủy là một loại tri thức mà người ta dùng để lựa chọn và xử lý hoàn cảnh ăn ở của phần Dương trạch (nhà ở, cung điện, chùa chiền) và phần Âm trạch (Lăng, mộ, Huyệt táng) nhằm mục đích tránh hung tìm cát. Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học, Phong thủy chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý con người. Từ xưa Phong thủy có hai trường phái Hình (dựa vào thế đất) và Khí (dùng âm dương bát quái tìm ra Suy Vượng khí). Yếu tố chính của Phong thủy là nguồn Sinh khí, một khái niệm vô cùng phức tạp bao gồm những quy định về Long mạch, Huyệt vị, dòng chảy, phương hướng. Vì vậy phong thủy là quan niệm duy lý lưu truyền hàng ngàn năm, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hiện tại, trở thành một tín ngưỡng vô hình và là tục lệ ám ảnh xã hội mà không sao giải thích rõ ràng được. Không chỉ ở riêng nước ta, các dân tộc trên bán đảo Balkan (Ban – Căng) cũng từng đề cao yếu tố gió – nước tác động đến con người qua những nghiên cứu của Hipocrát Olimpia, Acrantit… rồi người Ai Cập cổ đại đã xây Kim tự tháp bằng đá theo hướng từ trường để nạp điện, hấp thụ các tia vũ trụ bảo quản xác ướp và hầu hết các nước Đông Á khác đều thịnh hành thuật phong thủy nhu Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Myanmar…

Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi xem Bát Tự – Phong Thủy có thật sự chính xác hay không? Trải qua hàng ngàn năm tự khẳng định và hoàn thiện, nếu không đúng tất sẽ bị đào thải. Tuy nhiên, những môn này đều rất khó và ngày xưa chỉ có tầng lớp quý tộc mới nghiên cứu và thực hành, nó được truyền giữa các thế hệ như báu vật trong mỗi dòng tộc và không mấy khi tiết lộ ra ngoài. Cách thức truyền đạt chủ yếu là tâm truyền, ít có văn bản giấy tờ đầy đủ, qua thời gian thường bị sai lạc, mất mát, thậm chí có nhiều người còn giấu nghề gây nên sai lệch hoàn toàn. Chính vì vậy những môn trên vốn đã huyền bí lại càng trở nên huyền bí hơn, người xem được những môn này không nhiều và những người thực sự thông tuệ còn ít hơn nữa. Vì thế, nếu có trường hợp không chính xác thì chỉ có thể là do học thuật của người xem còn hạn chế, chưa thể lĩnh hội được lẽ huyền cơ của học thuật. Trên thực tế vào thời cổ đại, những người xem Phong thủy đều là những tinh anh của xã hội. Các bậc Đế vương thời xưa có Quốc sư giúp đỡ, can gián họ trong việc an bang trị quốc. Quốc sư thường là những người tu hành, tu Phật hoặc tu Đạo, đức hạnh rất cao thâm, có thể trên thông thiên văn dưới tường địa lý, bản thân họ cũng vốn có công năng. Chúng ta có thể lấy ví dụ về những người nghiên cứu vận mệnh học thời xưa, họ đều là những bậc vĩ nhân, không phải là đại văn hào thì là đại triết học gia, ví như Quách Phác, Quản Lộ, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong, Thiệu Khang Tiết, Lưu Bá Ôn…Thuật Phong thủy tuân theo một số nguyên tắc chính yếu cùng những kiến thức không giản đơn chút nào. Như cuốn cẩm nang Phong thủy giảng nghĩa giới thiệu: Bước đầu học địa lý, phải phân biệt âm dương, tam hợp, song sơn, ngũ hành, sinh vượng, tứ tuyệt rồi sau đến bát quái, long mạch, núi, địa hình… rồi tất cả những điều ấy đem ra thực hành cho cả người sống và người chết. Để nhận ra đâu là chính tông hay không chính tông thì phải lao vào nghiên cứu, tầm sư học đạo mới biết được. Nhiều khi phải trải qua nhiều thầy, phải bỏ nhiều tiền bạc và công sức nghiên cứu mới gặp được. Sứ mệnh của Địa lý là gia tăng cái thiện, khống chế cái ác, không gia tăng tham sân si và hiền tài lại có lòng tự trọng không dễ mời được, nên tùy duyên, tùy phước, tùy mức độ can đảm của gia chủ mà cảm ứng.

Con người phải vượt qua sự chế tài của thuật và đạo mới rộng đường mưu sự. Trí tuệ là không ai học thay ai được, ai tu nấy chứng. Đúng sai chỉ trong đường tơ kẽ tóc, rất khó phân biệt. Không gì là ngẫu nhiên, không học thì khó lòng mà biết được. Không có thực học thì ai tin nhưng muốn có thực học thì phải gặp được chân thư, minh sư. Phong thủy có rất nhiều trường phái. Đâu là chính tông? Đó là Tam Hợp kết hợp Tam Nguyên Huyền Không Vô Thường Phái. Nếu chỉ dùng những kiến thức giản đơn, không chính tông sẽ đem lại hiệu quả ít hoặc không có hiệu quả. Với học thuật chính tông, quý vị cần đến để mà thấy rõ mức độ của nó.

2 thoughts on “HIỂU ĐÚNG VỀ LÝ SỐ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *